Giới thiệu
Tiền thân của Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) ngày nay là Công ty Vận tải và Dịch vụ công cộng Hà Nội, được thành lập theo Quyết định số 45/2001/QĐ-UB ngày 29/6/2001 của UBND Thành phố Hà Nội trên cơ sở hợp nhất nguyên trạng 4 Công ty:
Up Công ty Xe buýt Hà Nội
Up Công ty Vận tải hành khách Nam Hà Nội
Up Công ty Xe du lịch Hà Nội
Up Công ty Xe điện Hà Nội
Sau một thời gian hoạt động hiệu quả, đặc biệt là trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng, UBND Thành phố Hà Nội đã ra 02 Quyết định: Quyết định 112/2004/QĐ-UB ngày 20 tháng 04 năm 2004 và Quyết định 72/2004/QĐ-UB, ngày 14 tháng 05 năm 2004 về việc thành lập Tổng công ty Vận tải Hà Nội.
Tổng công ty được tổ chức và hoạt động theo mô hình Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập (Công ty mẹ - Công ty con). Trong đó Tổng công ty Vận tải Hà Nội giữ vai trò công ty mẹ trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu hoặc cổ đông, thành viên góp vốn tại các công ty trực thuộc.
Cơ cấu tổ chức của Transerco thời kỳ đầu thành lập:
Công ty mẹ: Với 10 Đơn vị phụ thuộc gồm: (1) Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội; (2) Xí nghiệp Xe buýt Thủ đô; (3) Xí nghiệp Xe buýt Thăng Long; (4) Xí nghiệp Xe buýt 10-10; (5) Xí nghiệp Toyota Hoàn Kiếm; (6) Xí nghiệp Kinh doanh tổng hợp Hà Nội; (7) Xí nghiệp Xe khách Nam Hà Nội; (8) Xí nghiệp Xe Điện Hà Nội; (9) Xí nghiệp Trung đại tu ôtô Hà Nội; (10) Trung tâm Vận tải hành khách liên tỉnh và du lịch;
8 Công ty con gồm:
+ 7 doanh nghiệp Nhà nước: Công ty Quản lý bến xe Hà Nội; Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội; Công ty Vận tải thủy Hà Nội; Công ty Vận tải đường biển Hà Nội; Công ty Đóng tàu Hà Nội; Công ty Xây dựng giao thông đô thị Hà Nội.
+ 2 Công ty cổ phần Nhà nước giữ cổ phần chi phối: CTCP Xe khách Hà Nội; CTCP Vận tải và dịch vụ hàng hóa Hà Nội.
4 Công ty liên kết gồm:
+ 1 Công ty cổ phần Nhà nước không giữ chi phối: CTCP Taxi CP Hà Nội.
+ 3 Công ty liên doanh nước ngoài: Liên doanh Toyota TC Hà Nội; Công ty Liên doanh Sakura Hanoi Plaza; Công ty TNHH Phát triển Giảng Võ.
Cơ cấu tổ chức của Transerco sau 10 năm xây dựng và phát triển:
Công ty mẹ có 12 Đơn vị: (1) Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội; (2) Xí nghiệp Xe Điện Hà Nội (3) Xí nghiệp Xe buýt Thăng Long; (4) Xí nghiệp Xe buýt 10-10; (5) Xí nghiệp Xe buýt Liên Ninh; (6) Xí nghiệp Vận tải du lịch Hà Nội; (7) Xí nghiệp Xe khách Nam Hà Nội; (8) Xí nghiệp Trung đại tu ôtô Hà Nội; (9) Trung tâm Tân Đạt; (10) Xí nghiệp Toyota Hoàn Kiếm; (11) Trung tâm Thương mại và dịch vụ; (12) Trung tâm Khai thác Bến xe Hà Nội.
4 Công ty con: CTCP Bến xe Hà Nội; Công ty TNHH MTV Khai thác điểm đỗ xe; CTCP xe khách Hà Nội; CTCP Vận tải và dịch vụ hàng hóa Hà Nội.
5 Công ty liên kết: CTCP Đóng tàu Hà Nội; CTCP Xây dựng giao thông đô thị Hà Nội; Liên doanh Toyota TC Hà Nội; Công ty Liên doanh Sakura Hanoi Plaza; Công ty TNHH Phát triển Giảng Võ.
Ngành nghề kinh doanh
Kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, cơ khí giao thông, xây dựng và dịch vụ hà tầng công cộng: Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, taxi, vận tải liên tỉnh, vận tải hàng hóa, đại lý ô tô, xây dựng công trình, dịch vụ hạ tầng công cộng …
Đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác.
Các ngành nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm.
Tham gia xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển ngành vận tải công cộng của thành phố Hà Nội theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội;
Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về hoạt động sản xuất kinh doanh của TRANSERCO;
Nghiên cứu, đề xuất các chế độ chính sách về vận tải hành khách công cộng trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt;
Lập, quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng do Thành phố giao;
Lập, quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ vận tải hành khách công cộng (điểm đầu, cuối, dừng đỗ, trung chuyển, nhà chờ, …), bến xe, bến thủy, điểm trông giữ xe; Đầu tư, quản lý, khai thác các điểm đỗ, điểm dừng, nhà chờ xe buýt dó Thành phố giao;
Lập, quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà, hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị;
Kinh doanh - dịch vụ vận tải hành khách, hàng hóa bằng các phương tiện: xe buýt, taxi, ô tô, xe điện, tàu biển, tàu thủy và các phương tiện khác; Dịch vụ du lịch lữ hành đường bộ và trên sông: Kinh doanh bến xe, bến thủy nội địa do Thành phố giao;
Kinh doanh bến bãi, các điểm đỗ xe, bốc xếp hành hóa; Kinh doanh xăng dầu, đại lý bán hàng, dịch vụ đại lý vận tải, trông giữ xe và làm sạch phương tiện vận tải, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng ôtô, xe máy;
Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, ô tô, máy móc, vật tư, trang thiết bị, phụ tùng ô tô - xe máy, dụng cụ sửa chữa ô tô, xe máy phục vụ chuyên ngành giao thông vận tải;
Thiết kế, đóng mới, lắp ráp, sửa chữa, hoán cải ô tô, tàu biển, tàu sông, các phương tiện thiết bị xe chuyên dùng phục vụ ngành giao thông vận tải;
Lắp ráp ôtô, xe máy; Sản xuất, lắp đặt đồ chơi, thiết bị vui chơi công cộng; Gia công chế tạo các sản phẩm về cơ khí;
Kiểm định an toàn kỹ thuật các phương tiện cơ giới đường bộ;
Xây dựng và lắp đặt các công trình: dân dụng, giao thông đô thị (cấp thoát nước, chiếu sáng, công viên cây xanh, hè đường, …), công nghiệp (đường dây và trạm biến áp đến 110KV), thủy lợi, bưu điện, thể dục, thể thao - vui chơi giải trí; Trang trí nội ngoại thất công trình;
Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, cấu kiện vật liệu xây dựng các loại;
Kinh doanh nhà ở, khách sạn, nhà hàng, văn phòng làm việc, bến bãi, kho hàng, dịch vụ quảng cáo;
Xuất khẩu lao động;
Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, lái xe và công nhân kỹ thuật ngành giao thông vận tải;
Đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh;
Đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác.
Ngoài ra trong quá trình phát triển, TRANSERCO được bổ sung các ngành nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm để mở rộng, phát triển thị trường, sản phẩm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của xã hội.